Dùng Google Trends để so sánh dân trí Việt Nam và Singapore

1. Tại sao?

Hôm trước đang lãng phí thời gian trên Facebook thì mình thấy một người bạn post bức ảnh này, so sánh những từ khóa tìm kiếm phổ biến của Việt Nam và Singapore, và than phiền rằng mối quan tâm về các vấn đề xã hội của các bạn trẻ Việt Nam quá kém.

Origin

Mình thì thấy không phục lắm. Thứ nhất là “Hiện tượng Mạng Xã hội” thì không giống “People”. Nhìn vào những thứ như “Google Yourself” hay “Anh Không Đòi Quà” thì có lẽ category này giống “Viral trends” – những xu hướng tự phát, được nhiều người hưởng ứng trên các mạng xã hội hơn là “People” – các nhân vật nổi tiếng, thường là trong giới giải trí. Mà nói về viral trends thì thế giới cũng có đầy các thể loại trend vô thưởng vô phạt như kiểu Psy, Doge, Harlem Shake, First kiss video v.v.

(Mình đã thử xem trên Google Trends Việt Nam có category “People” không để so sánh chính xác hơn mà không thấy)

Còn cả top Mobile cũng không nói lên gì nhiều. Đứng đầu ở cả 2 nước là World Cup 2014, như nhau.

Trong số 6 từ khóa còn lại, ở Singapore có 1 bộ phim (Interstellar), 1 diễn viện (Robin Williams), iPhone 6. Còn lại là các vấn đề thời sự – đời sống: 2 vụ máy bay rơi và PSI là chỉ số ô nhiễm, điều mà mỗi năm người Singapore vẫn làm loạn lên khi bên Indonesia đốt rừng và cả Singapore chìm trong màn khói mù mịt.

Ở Việt Nam, cũng có 1 bộ phim (online, dài tập): 5s Online, một ca sĩ (Xuân Mai), thay vì iPhone là 2 bài hát, và trong số các vấn đề thời sự – đời sống thì cũng có một đại diện đó là giá vàng.

Như vậy tính tỉ số thì Việt Nam và Singapore có đến 4/7 mối quan tâm đều không phải thời sự – xã hội như nhau, và Singapore hơn Việt Nam chỉ có 2 từ khóa thời sự – XH. Nói chung mình nghĩ là cần tìm hiểu thêm.

  1. Tìm hiểu

Đầu tiên, mình so sánh sự quan tâm của 2 nước trên Google Trends trong 12 tháng qua trên các từ khóa mang tính chính trị – xã hội. Mình cũng phải chọn những từ khóa Anh-Việt giống nhau để giảm sự ảnh hưởng của bất đồng ngôn ngữ. Do đó mình đã chọn: Ebola, ISIS (tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo), MH370, Venezuela (nơi đang có khủng hoảng kinh tế do giá dầu), Putin và Obama.

Để đối chiếu, mình cũng so sánh những từ khóa mà có lẽ cả 2 bên đều quan tâm như nhau: World Cup, iphone, JAV.

 Kết quả như sau:

Ebola

Vào đỉnh điểm của dịch Ebola, hai nước có mức quan tâm khá gần nhau. VN = 88% Sing

ISIS

ISIS: Sing hơn hẳn Việt Nam. Tuy nhiên có thể nhiều người Việt google cụm từ “Nhà nước Hồi giáo”.

ISIS 2

Quả là vậy. Tiếc rằng chúng ta không thể cộng 2 kết quả này lại, vì google trend chỉ cho một chỉ số trên 100 chứ không cho lượng tìm kiếm cụ thể.

mh370

MH370: Sing hơn hẳn Việt Nam. Không đáng ngạc nhiên. Đây là một trong những từ khóa được tìm nhiều nhất ở Sing. Chuyện lại xảy ra ở nước Malaysia ngay sát vách!

Venezuela

Venezuela: Không quá tệ. Tháng 7/2014 là lúc khủng hoảng bắt đầu thực sự tồi tệ: mất điện, các hãng hàng không quốc tế rút khỏi đất nước, mối quan tâm của Việt Nam thâm chí còn vượt Sing.

Obama

Obama: Sing hơn VN khoảng gấp 3

Putin

Putin: Nhiều lúc khá tương đương, nhưng Sing vẫn thắng.

Mình cũng tìm thử mối quan tâm về giáo dục bằng từ khóa “Harvard” – trường đại học danh tiếng nhất thế giới.

Harvard

Woah… Việt Nam vượt hẳn Sing vào tháng 7/2014?!

Tuy nhiên so sánh mục related search, chúng ta có thể lờ mờ đoán ra lý do.

Đây là của Việt Nam:

Harvard related

Đây là của Sing:

harvard related Sing

Và đúng vậy:

ct H

Đỉnh điểm của từ khóa “chuyện tình harvard” rơi vào đúng đỉnh điểm của từ khóa “harvard” ở Việt Nam.

Đến đây, nhìn chung người Việt Nam có vẻ đúng là ít quan tâm hơn đến các vấn đề xã hội hơn người Sing trên Google.

Tuy nhiên, nhỡ đơn giản là người Việt Nam không dùng google nhiều thì sao? Để trả lời câu hỏi này, cần so sánh những từ khóa mà cả 2 bên đều (trên lý thuyết) quan tâm như nhau: World Cup, iPhone

Kết quả:

iphone

World Cup

Bình thường, cả 2 nước quan tâm gần như nhau, nhưng ở đỉnh điểm thì Sing luôn vượt Việt Nam!

Vậy có thể đây là dấu hiệu của cách dùng Google khác nhau của cư dân mạng 2 nước chăng? Trong hầu hết các từ khóa, người dân Singapore có sự thay đổi rõ rệt trong mối quan tâm: các đỉnh của họ lên rất cao, trong khi mối quan tâm bình thường thì nhiều khi cũng chỉ tàng tàng Việt Nam.

Có thể, người Sing có thói quen dùng Google để tìm hiểu thêm khi đọc được tin tức gì nóng? Còn người Việt Nam thì không?

Cuối cùng, hãy nhìn vào những chủ đề mà Google hiển thị cho hai nước. Ở Sing, đó là:

Singapore search 1Singapore search 2

Singapore search 3

Rising SG 2015

Ở Việt Nam, đó là:

Viet search 1Viet search 2

Rising VN 2015

Dường như mục đích sử dụng Google của người Việt và người Sing khá khác nhau. Người Việt hầu như không tìm tin tức và lời giải thích (câu hỏi “what is?”) mà quan tâm đến giải trí là chủ yếu. Tuy nhiên đây có phải sự thật hay không, hay là do cơ chế hiển thị của Google Trends, thì mình quả thật không biết.

  1. Kết luận

Mình nghĩ không có đủ chứng cứ để rút ra một kết luận nào quá rõ ràng. Những gì người ta Google chưa chắc đã thể hiện được sự quan tâm của toàn công chúng, hay “dân trí”. Thói quen khác nhau khi sử dụng mạng Internet có thể góp phần vào điều này (ví dụ, bạn chỉ trung thành với 1-2 tờ báo mạng để đọc tin tức, chứ không Google thêm về các tin đó).

Tuy nhiên Google Trends chắc chắn là một công cụ hay mà chúng ta có thể dùng để làm những phép điều tra xã hội nhỏ thế này.

Bonus: có vụ này Việt Nam hơn đứt Sing từ đầu đến cuối

JAV

Greetings from NTU, Singapore…

Từ Ban biên tập: bài viết dưới đây là những chia sẻ của bạn Đinh Thảo Ngân, NTU’ 17 gửi tới các bạn thi UEE năm nay. Hi vọng rằng sau khi đọc được những dòng chia sẻ này, được nghe về những trải nghiệm thú vị của 1 du học sinh Singapore, các bạn sẽ có thêm động lực để hoàn thành kì thi với 200% khả năng của mình. Cố lên các bạn nhé 😉

 

Đó là vào một ngày cuối tháng 3 của gần một năm trước, mình vẫn nhớ như in cảm giác vui sướng khi nhận được email báo đỗ từ trường ĐH Công nghệ Nanyang (NTU). Lúc đó mình còn đang đi tình nguyện tại một bệnh viện theo chương trình của Tổ chức Phẫu thuật Nụ cười Operation Smile Vietnam thay vì ngồi trước màn hình máy tính hồi hộp chờ email thông báo kết quả tuyển sinh của trường như bao bạn khác. Chỉ khi được một người bạn nhắn tin trường đã gửi kết quả rồi, mình mới vội vã kiểm tra email. Và niềm vui đã đến thật bất ngờ…

“Bố mẹ ơi, con đỗ rồi !”. Đó là câu đầu tiên mình vui sướng nói với mẹ khi gọi điện về nhà để báo tin.  Mọi chuyện ngỡ như mới hôm qua vậy.

1 năm trước

Thời điểm này cũng chỉ còn cách ngày diễn ra chính thức kì thi UEE 1 tháng. Mình vẫn vừa phải đảm bảo công việc học tập tại trường ĐH Ngoại Thương, vừa tập trung ôn luyện để chuẩn bị cho kì thi nên nói thật mình đã gặp rất nhiều áp lực, thậm chí đã có lúc mình có ý nghĩ bỏ cuộc và dừng việc đi du học này lại. Bởi vì, thứ nhất mình đã học 2 năm ở Ngoại Thương, một trong những ngôi trường đại học tốt và danh giá của cả nước. Được học tập tại trường có thể nói là niềm tự hào và mong ước của không ít bạn học sinh thời phổ thông trong đó có mình và để được nhận thì chúng mình cũng phải trải qua 1 kì thi Đại học đầy khó khăn và áp lực không kém. Vậy nên khi mình nói về ý định thi sang Singapore để đi du học thì vấp phải nhiều ý kiến trái chiều từ cả gia đình và bạn bè. Bố mẹ mình khuyên nên ở lại Ngoại Thương học tiếp chuyên ngành Kinh Tế Đối Ngoại rồi có thể cân nhắc đi học Thạc sĩ ở các nước Âu Mĩ sau khi tốt nghiệp. Bạn bè mình cũng cho rằng bỏ dở 2 năm học như vậy rất là tiếc, ở lại thì mình vẫn có nhiều cơ hội để phát triển, bằng chứng là có rất nhiều anh chị cựu học sinh của trường thành công và đạt được những vị trí nhất định trong cuộc sống mà không đi du học. Thứ hai, ngành mà mình chọn khi apply vào NTU là Public Policy and Global Affairs (Chính sách công và Quan hệ quốc tế), một ngành khó và chỉ tiêu cho sinh viên quốc tế là rất ít, mỗi khóa (cả local và international students) chỉ khoảng 60-80 người. Hơn nữa đây là một ngành khác hoàn toàn với những gì mình được học ở đại học suốt 2 năm vừa qua điều đó đồng nghĩa với việc mình sẽ bắt đầu cuộc hành trình từ con số 0, và do đặc thù của ngành nên triển vọng nghề nghiệp sẽ rất ít và hẹp, đặc biệt là với sinh viên quốc tế. Vậy nên lúc đó mình đã bị dao động nhiều !

Nhưng suy cho cùng thì mọi con lắc đều sẽ phải dừng lại sau một thời gian dao động đúng không ? Và mình, gạt đi những lo sợ chùn chân, đã quyết định cho bản thân một cơ hội được thử sức thực hiện ước mơ của mình. Đó là khi mình bắt gặp ánh mắt buồn xen lẫn cả sự tiếc nuối và thất vọng của các bạn cùng khóa apply năm đó trượt shortlist mà mình là người duy nhất được dự thi khi đã là sinh viên đại học năm 2. (Bắt đầu kể từ khóa thi UEE năm 2015, NTU đã áp dụng chính sách thi một lần duy nhất đối với mỗi thí sinh và chỉ dành cho học sinh đang học lớp 12 THPT). Từ bỏ đồng nghĩa với việc tước đi cơ hội của chính mình và vô hình chung tước đi cả cơ hội của những người khác nữa. Vậy thì tại sao lại không thử ? There is no harm in trying mà 😉

Và sau 2 tháng ăn ngủ với Humanities, Math và English (3 môn mình dự thi) mình đã nhận được Admission Offer của trường. Và khỏi phải nói mình đã vui thế nào như các bạn thấy đấy. Mọi chuyện đều có thể làm được chỉ cần các bạn cố gắng và quyết tâm thôi.

6 tháng trước

Sau khi hoàn tất các thủ tục của trường, mình bắt đầu lên đường sang Singapore học tập. Ngày đầu tiên đặt chân xuống sân bay Changi, mọi thứ đối với mình còn rất bỡ ngỡ và lạ lẫm nhưng mình tự nhủ đây sẽ là khởi đầu cho một cuộc hành trình đầy thú vị trong thời gian học tập tại đảo quốc xinh đẹp này.

Những ngày đầu nhập học thì chủ yếu tham dự Freshmen Welcome Day, ECAs Fair và các info sessions của trường dành cho tân sinh viên. Hội sinh viên Việt Nam tại NTU (VNNTU) cũng tổ chức nhiều hoạt động dành cho các freshmen như FOC camp, outing day, kịch 2/9, sport competition ..v..v. Hồi mình ở Ngoại Thương thì trường cũng có rất nhiều các CLB, hoạt động phong trào sôi nổi dành cho sinh viên nhưng có lẽ không được nhiều và quy mô như ở bên này. Ví dụ như ngoài các CLB về học thuật (Academic clubs) của từng trường thì còn có các CLB năng khiếu  (string orchestra, piano ensemble), CLB thể thao (ice-skating, golf clubs..), CLB về tôn giáo (Buddhist society, Christian fellowship..). Một điều thú vị khi tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, clubs, societies ở NTU là ngoài cơ hội để bạn theo đuổi sở thích của mình, phát triển các kỹ năng mềm, tinh thần lãnh đạo thì đây còn là cơ hội để kiếm ECA points đảm bảo phòng ở ký túc xá cho các năm sau. Việc có được phòng ở ký túc xá phụ thuộc vào số điểm ECA mà bạn tích lũy trong năm, với vị trí càng cao (executives, main committee) thì điểm càng cao. Chính vì thế mà sinh viên ở đây rất năng động tham gia vào các hoạt động ngoại khóa hơn so với các bạn sinh viên ở nhà chỉ chú tâm vào học và điểm số ở trường.

Trải nghiệm tiếp theo của mình có lẽ là ngôn ngữ ! Singlish với “lah, lor, leh, mah, meh” rất đặc trưng. Singapore là một quốc gia đa văn hóa, đa dân tộc nên những người nước ngoài lần đầu tới đây có thể sẽ không quen khi nghe Singaporean nói tiếng anh với accent nặng, monotone và rất nhanh. Cá nhân mình lúc đầu cũng gặp rất nhiều khó khăn để nghe và hiểu được các bạn trong lớp nói chuyện vì mọi người nói nhanh và sử dụng nhiều dialects. Bình thường học lecture hay tutorials thì các professors của mình đều là người nước ngoài hoặc Singaporean nhưng nói tiếng anh rất chuẩn nên mình không gặp khó khăn gì mấy. Nhưng sinh viên ở đây phải làm group works/projects rất nhiều nên việc giao tiếp với các bạn sinh viên local là thực sự cần thiết. Và sau 1 kì học ở đây thì với sự trợ giúp của cô bạn thân Singaporean mình đã biết được khá nhiều về Singlish, thậm chí cả 1 ít tiếng Malay hay Mandarin nữa. Language should not be a barrier to make friends. Ok lah, can can

Điều khác biệt nhất mà mình thấy khi đi du học so với hồi còn học ở Việt Nam đó là tinh thần học tập tự giác và độc lập. Mình hoàn toàn phải tự chủ trong việc học của mình, họ có thể giúp đỡ bạn nhưng không ai có thể học hộ, thi hộ hay kiếm điểm hộ bạn cả. Ngành mình học liên quan đến Social Sciences nên phải đọc và viết rất nhiều. Hàng tuần các giáo sư đều cho list required readings cho học sinh đọc ở nhà trước khi đến lớp nên buộc bạn phải rèn luyện khả năng critical reading và tốc độ đọc để vừa hiểu bài vừa hoàn thành được khối lượng yêu cầu. Hơn nữa ở đây bạn được khuyến khích suy nghĩ sáng tạo và tư duy tranh luận một cách tối đa. Bạn hoàn toàn có thể tự do phát biểu trong giờ học mà không bị quy chụp là “nói leo”, hỏi professor về bất cứ điều gì bạn không hiểu hay chỉ đơn giản là trình bày ý kiến cá nhân, sẽ không ai cười hay đánh giá bạn về điều đó đâu. Lớp Political Philosophy của mình còn thường xuyên có open debate để sinh viên tranh luận về những gì được giảng trong bài học, thậm chí còn có tranh luận tay đôi giữa professor và sinh viên, một điều mà hiếm thấy ở các trường đại học ở Việt Nam vì thói quen đọc chép, tâm lý ngại phát biểu hoặc sợ bị giáo viên trù ghét. Tinh thần tự giác còn được thể hiện ở mỗi kì exams, quizzes. Sinh viên ở đây rất có ý thức trong việc kiếm tra để đánh giá được năng lực học tập thực sự của mình, và gian lận dưới bất kỳ hình thức nào đều bị kỷ luật rất nặng. Thế nên ở đây hầu như không tồn tại khái niệm làm phao, đạo văn, quay cóp, thi hộ hay xin điểm, nâng điểm. Mọi thứ đều công bằng và minh bạch. Một điều nữa là các trường đại học ở Singapore sử dụng hình thức bell-curve để quyết định điểm CGPA  vậy nên bạn luôn luôn phải cố gắng ở mức cao nhất để không bị tụt lại so với toàn cohort.

Bây giờ

Bây giờ thì mình vừa bắt đầu vào kì học mới ở NTU, mọi thứ cũng không còn quá bỡ ngỡ như lúc ban đầu nữa và mình vẫn đang trên hành trình khám phá những điều thú vị ở đây. Nghĩ lại thì mọi chuyện trôi qua nhanh như một giấc mơ vậy. Đúng là khi đứng trước nhiều lựa chọn con người ta hay do dự bởi vô vàn lý do mà không chắc chắn được kết quả mang lại sẽ là gì. Đi hay ở ? Học nước ngoài hay học trong nước? Thiết nghĩ câu trả lời phụ thuộc vào từng cá nhân mỗi người. Nếu cho mình được chọn lại mình vẫn sẽ quyết định như thế vì đối với mình “Thế giới là một cuốn sách, ai không đi chỉ đọc được một trang” – St. Augustine

Đinh Thảo Ngân, NTU’ 17

 

Kinh nghiệm viết essay dành cho các bạn thi UEE

Lời mở đầu: Tiếng Anh là 1 trong các môn thi bắt buộc trong kì thi UEE vào các trường đại học công lập ở Singapore. Sau khi tham gia tổ chức buổi chia sẻ Tiếp sức mùa thi UEE 2015, mình được biết rằng rất nhiều bạn coi nhẹ môn Tiếng Anh và thường chỉ tập trung vào các môn thi chính như Toán, Lí, Hóa. Tuy nhiên, mình nghĩ rằng điểm Tiếng Anh cao luôn là lợi thế để các bạn có thể đỗ vào các ngành có tỉ lệ chọi cao như Business hoặc Accountancy; các bạn sang đây cũng sẽ không phải học lại Tiếng Anh. Với tư cách từng cũng từng là 1 “gà” tiếng Anh nhưng có điểm thi tạm đủ, mình xin được chia sẻ 1 số kinh nghiệm về môn tiếng Anh với các bạn để có thi tốt trong kì thi sắp tới.

1) Những điều chuẩn bị trước khi làm bài thi

– Tập viết trước: giờ nói cái này có vẻ muộn do 2 tuần nữa nhiều bạn sẽ thi nhưng mà tập viết trước còn hơn không. Tập viết trước rồi bấm thời gian làm bài như thật thì sẽ luyện cho bạn viết đủ nhanh đúng với thời gian thi, viết mà mắc ít lỗi chính tả/ ngữ pháp hơn cũng như bạn sẽ quen hơn với cấu trúc của essay. Mỗi ngày tự luyện 1 đề mình thề là các bạn sẽ viết hay hơn.

– Chuẩn bị kĩ về mặt nội dung: cái này khá quan trọng. Bạn viết 1 bài văn mà chả có ví dụ nào dẫn chứng, các luận điểm của bạn nghe ngây thơ như bài văn tả cô giáo của em lớp 2 là đi. Đọc nhiều trước khi thi sẽ không chỉ có giúp bạn có thêm ví dụ đưa vào bài mà nhiều bài báo, phân tích cũng chứa các luận điểm rất hay mà bạn có thể sử dụng là 1 ý chính trong bài essay của bạn. 1 số tips về việc đọc, tìm kiếm nội dung chuẩn bị thi tiếng Anh là:

+ Đọc về mấy cái vấn đề nóng của quốc tế gần đây, xuất hiện suốt ngày trên báo, trên facebook. Người chấm thi dễ hiểu bạn đang nói cái gì mà bạn cũng dễ nhớ. Bài văn nào của bạn nói về Charlie Hebdo thì giờ ai cũng biết. Tuy nhiên, nếu đọc bằng tiếng Việt thì nhớ suy nghĩ xem nếu mình viết về cái này trong Tiếng Anh thì sử dụng từ vựng gì cho hợp, viết về nó thế nào.

+ Với 1 ví dụ, 1 sự kiện bạn tìm được, hãy liên hệ nó với nhiều mảng trong cuộc sống. Ví dụ lại là Charlie Hebdo: từ vụ này bạn nhận thấy các vấn đề gì trong các chủ đề politics, religion, violence and crime, media?

+ Đừng học tủ về riêng 1 chủ đề như Science and Technology hay Environment hay gì đó. Cố gắng đọc nhiều mảng nhất có thể vì đề thi có thể ra về bất kì chủ đề nào.

2) Trước khi làm bài

– Đọc kĩ đề trước khi làm bài. Từng từ trong đề đều rất quan trọng và sẽ hướng bài văn của bạn đi đến đâu. Bạn không đọc kĩ đề, viết lan man thì coi như là không trả lời được câu hỏi và bạn tạch. Đề có những từ như “Explain”, “Describe” thì bạn viết expository essay mà đề có “Discuss”, có “Agree to what extent” thì bạn phải để ý viết argumentative essay.

– Hãy làm outline chứ đừng hung hục viết luôn. Khi bạn không làm dàn ý, nhiều khả năng là bạn viết đến giữa bài thì: i) không biết viết gì nữa hoặc ii) nhận ra mình đang không viết đúng với những gì định viết. Và bạn lại tạch.

3) Làm bài

Về phần làm bài mình sẽ chia ra làm 3 phần là về argumentative essay và expository essay cũng như 1 số lưu ý khi viết.

i) Expository essay

– Mình nghĩ expository essay khá đơn giản. Nó chỉ yêu cầu bạn giải thích các ý kiến của bạn.

– Cấu trúc gồm:

+ Mở bài: nên mở đầu bằng 1 cái “hook” để gây ấn tượng với người chấm thi (có thể là 1 câu nói của người nổi tiếng, 1 ví dụ về 1 người nổi tiếng), liên kết phần mở đầu của bạn với câu hỏi của bài viết và nêu ra thesis statement (kiểu như ý kiến của bạn cho câu hỏi lớn của bài essay)

+ Thân bài: bạn có bao nhiêu lý do để giải thích cho cái thesis statement của bạn thì có bấy nhiêu đoạn thân bài. Cấu trúc của 1 đoạn thân bài gồm có 1 câu topic sentence: nêu ra ý chính của đoạn; giải thích rõ hơn về ý đó và ví dụ để ủng hộ ý của bạn. Topic sentence mình thường để đầu câu để cho rõ ràng và người chấm thi dễ nhận ra.

+ Kết bài: nói lại thesis statement và tóm tắt những ý bạn đã nói trong thân bài.

ii) Argumentative essay:

– Khác với expository essay, argumentative essay là văn nghi luận, yêu cầu bạn tranh luận về vấn đề. Trong 1 argumentative essay, các ý nêu ra thường là 2 mặt của 1 vấn đề chứ không như expository essay: bạn chỉ nêu ra các ý kiến bảo vệ thesis statement của bạn.

– Cấu trúc gồm:

+ Mở bài: cũng nên mở đầu bằng 1 cái hook rồi liên kết phần mở đầu với câu hỏi. Tuy nhiên ở phần thesis statement sẽ không chỉ đơn giản là 1 câu khẳng định hoặc phủ định, không hoặc có. Nếu câu hỏi yêu cầu “discuss”, mình thường ghi rõ ra trong phần mở bài rằng ý kiến này đúng trong 1 số trường hợp và sai trong 1 số trường hợp. Câu hỏi là “agree to what extent”, thì mình ghi ra là “agree to a large extent” hoặc “agree to a small extent”.

+ Thân bài: trong thân bài bạn sẽ phải thảo luận tất cả các ý liên quan tới vấn đề được đặt ra trong câu hỏi, kể các ý kiến ủng hộ và ý kiến chống đối. Có 2 cách để viết thân bài. Cách thứ nhất là bạn viết hết các ý kiến ủng hộ/ ý thuận trước rồi viết các ý chống ra sau. Cách thứ 2 là bạn cùng viết 2 ý thuận và chống trong cùng 1 đoạn rồi thảo luận xem ý kiến nào hợp lý hơn. Tuy nhiên, mình thường chọn cách số 1 vì cấu trúc sẽ rõ ràng hơn và bạn sẽ không tự dẫm vào chân mình khi viết.

+ Trong thân bài, bạn cũng viết topic sentence, giải thích rồi đưa ra các ví dụ chứng minh cho ý kiến của bạn. Khi đưa ra ví dụ, bạn hãy giải thích xem ví dụ đó liên quan tới câu hỏi và luận điểm của bạn thế nào chứ đừng chỉ viết 1 câu “For example, …” cụt lủn.

+ Kết bài: hãy tóm tắt lại các ý kiến trong thân bài, cân nhắc tất cả các yếu tố đã xem xét và kết luận tại sao bạn lại nghiêng về 1 phía hơn.

iii) Những lưu ý chung khi viết bài:

– Với các bạn không vững ngữ pháp thì hãy viết các câu ngắn, câu đơn. Câu của bạn sẽ dễ hiểu và bạn sẽ giảm thiểu được lỗi ngữ pháp.

– Đầu đoạn nhớ có các từ để chuyển đoạn. Ví dụ trong thân bài bạn có 2 ý để ủng hộ cho ý kiến được nêu ra trong đề bài thì đầu đoạn hãy viết “The first/ the second reason why I support this statement is that …” hoặc ngắn hơn thì là “furthermore”, “next”. Để chuyển từ ý kiến ủng hộ sang ý kiến đối lập, hãy dùng các từ chuyển tiếp như “however”, “nonetheless”.

– Đừng dùng bút xóa hoặc viết đè lên. Hãy gạch đi và viết sang bên cạnh nếu bạn nhận ra bạn viết sai từ gì đó.

– Viết 1 đoạn văn có đầy đủ lý lẽ nhưng không kịp viết kết bài với 1 bài văn đầy đủ cấu trúc mở-thân-kết: cái nào hơn? Theo như mình được nghe từ giáo viên, 1 bài văn đầy đủ cấu trúc sẽ được ưu tiên hơn. Vì vậy khi gần hết giờ, hãy viết vắn tắt đoạn cuối cùng và cố gắng hoàn thành kết bài.

Tất cả các chia sẻ trên đây đều là kinh nghiệm cá nhân của tác giả, 1 gà học theo phương pháp để ăn điểm chứ ko phải 1 siêu nhân tiếng Anh, viết essay tiếng Anh hay như viết văn tiếng Việt. Các bạn đọc có thể thấy không giống hoặc không hay như phương pháp mình đang học là điều tất nhiên. Còn các siêu nhân đọc xong thấy có gì muốn góp ý thì hãy comment nhiệt tình để cho mọi người được mở rộng tầm mắt nhé 😀

Đỗ Thanh Tùng NJC ’13, NTU ’17

Singapore National Service: cơ hội hay thách thức cho những người Việt ở Singapore?

Lời mở đầu: Những năm gần đây, chuyện người dân Việt Nam muốn nhập tịch, di cư sang nước ngoài đã không còn là chuyện hiếm. Singapore cũng là 1 đất nước được nhiều người Việt Nam lựa chọn vì đây là 1 đất nước phát triển, có cơ hội học tập, làm việc tốt lại mang văn hóa đậm nét Châu Á, so với văn hóa “Tây” thì không có quá nhiều khác biệt so với Việt Nam. Tuy nhiên, các cơ hội nhập cư vào Singapore như thế nào? Có những hình thức gì để nhập cư vào Singapore? Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu 1 hình thức để có được Permanent Residence Status (được công nhận là dân cư có thể cư trú vô thời hạn ở Singapore): đó là tham gia Singapore National Service (nghĩa vụ quân sự).

Bài viết được thực hiện dựa trên 1 cuộc phỏng vấn với Nguyễn Tụ Anh, 1 du học sinh Singapore. Anh vừa hoàn thành nghĩa vụ quân sự 2 năm như 1 công dân Singapore.

Vài nét cơ bản về Singapore National Service (NS):

  • Thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự trong quân đội Singapore là 2 năm.
  • Tùy theo tình trạng thể lực, bạn sẽ được phân vào các đơn vị khác nhau. Có những người với sức khỏe yếu thì chỉ vào quân đội để làm các công việc bàn giấy. Còn với các tình trạng sức khỏe tốt hơn có thể được phân vào các đơn vị khác như các đơn vị hậu cần, chiến đấu.
  • Đối với các nam thanh niên Singapore, nghĩa vụ quân sự là bắt buộc. Với nữ thì không bắt buộc, tuy nhiên vẫn có 1 số bạn nữ đăng kí nhập ngũ.
  • Đối với các du học sinh, nghĩa vụ quân sự hoàn toàn không bắt buộc. Nếu bạn muốn nhập tịch, vẫn có 1 cách khác là đăng kí nhập tịch theo Employee’s Scheme (Nhập tịch nhờ việc đi làm lâu dài ở Singapore).

Những chia sẻ từ anh Nguyễn Tụ Anh

1.   Tại sao ban đầu anh lại chọn đi nghĩa vụ quân sự thay vì đăng kí nhập tịch theo những con đường khác?

  • Thực ra thì lúc đầu anh quyết định là định cư ở đây rất sớm vì anh thấy đây là một môi trường tốt để làm việc và xây dựng gia đình. Nếu ở lại đây thì mình phải lấy được Permanent Residence Status (PR) rồi Citizenship (người có được hộ chiếu Singapore). Năm cuối cấp 3, anh quyết định nộp đơn xin PR luôn. Anh nghĩ là chắc tầm 3-6 tháng là được nhưng không ngờ là một số trục trặc về nên phải đến năm đại học thứ ba anh mới được chấp nhận. Họ cho anh nửa năm để thu xếp mọi thứ, anh xin bảo lưu kết quả của trường đại học rồi đi nghĩa vụ quân sự. Việc xin PR có phải đi NS hay không còn tùy vào việc em đăng kí xin PR dưới dạng gì. Dạng của anh là scholar’s scheme nên là có cái điều kiện sau khi được PR phải đi NS. Thường là mọi người đăng kí theo kiểu employee’s scheme nên là không phải đi.

2.   Anh nghĩ việc xin PR theo cách này cho anh nhg bài học gì đáng quý, những lợi ích gì mà nếu làm PR theo cách khác sẽ anh sẽ không có?

  • Anh nghĩ chúng ta có thể thấy rất rõ ràng ở đây: điểm khác biệt duy nhất giữa cách này và các cách khác là việc nó yêu cầu em phải đi NS. Vậy nên, hãy nói về NS và các lợi ích nó mang lại cho người nước ngoài muốn nhập cư vào Singapore. Theo quan điểm của anh thì có 3 ý chính:

+ Giúp bản thân khỏe mạnh hơn: cuộc sống trong quân ngũ giúp mình khỏe hơn rất nhiều vì có cường độ tập luyện cao: tập chạy, luyện tập cơ thể, tập hành quân (những cuộc hành quân của các đơn vị tinh nhuệ của Singapore có thể kéo dài từ vài km đến hơn 20km, các binh lính phải mang đầy đủ vũ khí và trang thiết bị rất nặng trên người); ăn ngủ điều độ, nghỉ ngơi hợp lý

+ Giúp xây dựng tính cách con người, giúp bản thân trưởng thành hơn: cuộc sống “kỉ luật thép” cùng với 1 vị trí lãnh đạo trong quân ngũ đã giúp anh học hỏi và trưởng thành lên rất nhiều. Anh đã biết được mình phải quan tâm, có trách nhiệm với người khác, với tập thể nhiều hơn nhất là khi mình ở những vị trí cao hơn; phải luôn cố gắng, nỗ lực hết sức mỗi khi làm việc; học được cách đối xử với người khác ra sao để nhận được sự tôn trọng; học được những bài học về cách thức lãnh đạo.

+ Hòa nhập vào cộng đồng người Sing: cái này anh đã tự có những trải nghiệm bản thân. Hồi anh vào đại học năm 1 năm 2 và kể cả hồi cấp 3 thường có rào cản, không thể được chấp nhận 100%. Nhưng sau khi anh đi NS về, không chỉ là kiểu có chung chủ đề để nói chuyện mà tất cả những đứa bạn cùng lứa với anh cũng đều đồng cảm là anh trải qua việc tham gia nghĩa vụ quân sự với họ, nên cảm thấy dễ hòa nhập hơn, họ cũng tôn trọng mình hơn vì mình đã chấp nhận những thử thách giống họ để đạt được vị trí của 1 người dân Singapore.

3.   Là 1 người đã đi NS rồi, anh có lời khuyên gì cho các bạn muốn nhập PR Singapore, có nên đi NS ko?

  • Theo quan điểm của anh, kiểu của anh bây giờ khá khó đăng kí. Nên là tốt nhất các em nên tập trung học và đăng kí PR theo những cách khác. Tuy nhiên, nếu mà các em được đi, và đủ thể lực thì nên đi và nên cố gắng hết mình để trải nghiệm những điều anh nêu ở trên.

4.   Theo anh, những bất lợi của việc đi NS là gì?

  • Thời gian: mất hai năm ở tuổi 20-21. Việc này có thể tương đối phiền với những người đang đi học. Ngoài ra, sau khi hoàn thành nghĩa vụ 2 năm, cứ mỗi năm lại phải đi tập luyện lại các kĩ năng học được trong quân đội. Việc này chỉ kết thúc khi em trên 40 tuổi. Cho nên công việc có thể bị ảnh hưởng
  • So với các bạn nữ cùng lứa tuổi, sẽ bị lỡ mất nhiều cơ hội việc làm và thăng tiến.
  • Việc đi NS là 1 trải nghiệm tốt hay không dựa rất nhiều vào tâm lý của một người. Nếu từ đầu người đó đã có tâm lý đi NS là bị cưỡng ép, phải chịu đựng trong môi trường khắc nghiệt, khổ sở thì sẽ không học được nhiều từ việc này. Một lý do ngoại cảnh nữa là những người cấp trên, chỉ huy trong quân đội tất nhiên có người này người khác, cũng ảnh hưởng nhiều đến trải nghiệm của mình với NS.

Bài viết được Singapore 101 thực hiện với nội dung cung cấp từ anh Nguyễn Tụ Anh, NUS’ 16

Cải cách giáo dục, cần dạy 2 kĩ năng

(Ở đây, tôi tạm không bàn về giáo dục mầm non hay tiểu học, mà chỉ từ cấp 2 trở lên, cũng xin không bàn về những vấn đề chính sách như kiểu có nên thi tốt nghiệp hay không, mà chỉ xin có ý kiến về nội dung chương trình học)

Người Việt Nam vẫn luôn tự hào về truyển thống hiếu học, về các giải thưởng trong các kì thi quốc tế. Thế nhưng tại sao chúng ta học rất giỏi nhưng không áp dụng được cái giỏi đó vào phát triển kinh tế? Tại sao các nhà tuyển dụng vẫn than phiền về chất lượng nhân sự ở Việt Nam? Tại sao học sinh Việt Nam vẫn đổ ra nước ngoài du học?

 

Vì chúng ta học sai.

 

So với học sinh các nước phát triển, học sinh Việt Nam đang học quá nhiều và học không đúng thứ cần học. Singapore dạy 6 môn A-level, trong đó 1 môn là kĩ năng làm việc nhóm, 1 môn là kĩ năng viết nghị luận tiếng Anh, và 4 môn tự chọn. Anh cũng thường cho học sinh chọn 4-5 môn A-level. Các trường theo hệ International Baccalaureate (IB) cho học sinh chọn 6 môn. Trong khi đó, học sinh Việt Nam học 12-13 môn, môn nào cũng là bắt buộc.

 

Chúng ta đang ném một loạt kiến thức, đủ các môn: Toán Lý Hóa Sinh Sử Địa thành một đống, rồi đổ lên đầu học sinh, và bắt học sinh tiêu hóa hết. Dĩ nhiên là đống kiến thức đó thường là quá nhiều, không tiêu hóa hết được. Thế nên mới sinh ra nạn quay bài, dùng phao, thi hộ.

Cách giảng dạy hiện nay, đó là trực tiếp cho học sinh kiến thức từ sách giáo khoa, cũng giống như cho một người đói ăn cá. Bạn ném một số chủng loại cá: cá trắm, cá chép, cá rô, cá mè vào mặt học sinh, bắt ăn. Có những người ăn được ít, có những người ăn được nhiều. Có người thấy ít cá quá, đói meo. Có người thấy nhiều cá quá, để cho cá ươn thiu lên ở đấy. Bây giờ chúng ta đang cho học sinh cá, và suốt ngày tranh luận xem nên cho loại cá gì.

Hơn nữa, khi hết cá, thì người đói lại hoàn đói. Khi học xong, thi xong, học sinh lại dần quên hết lượng kiến thức đấy đi.

Cái mà học sinh Việt Nam cần học, cái mà giáo dục cần dạy đó là kĩ năng.

 

Ở đây, tôi xin mạn phép đề nghị chúng ta bỏ bớt nội dung kiến thức và thay vào đó là dạy kĩ năng tham khảo và dẫn chứng thông tin (literature review), và phương pháp khoa học (the scientific method). Để hiểu được tầm quan trọng của 2 kĩ năng này, xin phép được tóm tắt qua xem chúng là gì (những ai đã biết rồi thì có thể bỏ qua 4 đoạn sau đây).

 

Tham khảo thông tin là việc tìm kiếm thông tin liên quan đến vấn đề mình đang quan tâm, tranh luận; chọn lọc xem thông tin nào đáng tin cậy; sau đó tóm tắt và trình bày những thông tin đó một cách hữu ích, và trích dẫn nguồn một cách đúng cách. Ví dụ, khi nghe tin “Bưởi Năm roi gây ung thư”. Nếu nguồn tin bạn nghe được đấy là một bài post của một ai đó trên một forum nào đó trên, đại loại theo kiểu “Các mợ ạ, nhà em có 7 người, xong có 4 người thích ăn bưởi Năm Roi, 3 người còn lại thích ăn bưởi Diễn. Xong cả 4 người thích ăn bưởi Năm Roi đều bị ưng thư. Vậy suy ra bưởi Năm Roi gây ung thư”. Lập tức, chuông báo động của bạn phải reo “Vịt! Vịt!”, và tốt hơn hết là bạn nên lờ đi và quay lại Facebook.

Còn nều có một bài báo trên báo giấy Thanh Niên, dẫn chứng một nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Viện Vệ sinh An toàn thực phẩm, thì có lẽ bạn nên quan tâm hơn một chút. Đến đây, một chút kiến thức về toán, mà cụ thể hơn là toán xác suất sẽ rất có ích. Nếu cái nghiên cứu này chỉ có n = 20 (tức là số đối tượng được nghiên cứu chỉ có 20 người, mà chắc toàn là bạn bè của ông Tiến sĩ), rồi thì giá trị p cao vút, kiểu 0.2 gì đấy, thì bạn cũng có thể yên tâm mà bỏ qua cái “nghiên cứu” đấy. Còn nếu đấy là một nghiên cứu kéo dài 20 năm, trên 10 000 người ở đủ các độ tuổi từ già đến trẻ, từ lớn đến bé, đủ các tầng lớp kinh tế và vị trí địa lý khác nhau, p = 0.001, thì có lẽ bạn nên chuyển sang ăn cam.

 

Thế còn phương pháp khoa học là gì? Nếu đơn giản hóa vấn đề, phương pháp khoa học gồm 4 bước:

Bước 1: Khi bạn thấy một hiện tượng gì đó, bạn sẽ đặt ra một giả thuyết để giải thích nó.

Bước 2: Sau đó, dùng giả thuyết của mình, bạn sẽ tìm cách dự đoán kết quả của hiện tượng đó ở những điều kiện khác.

Bước 3: Bạn thực hiện thí nghiệm hoạt quan sát hiện tượng đó một lần nữa, và so sánh kết quả quan sát được với kết quả dự đoán.

Bước 4: Nếu kết quả quan sát khớp với dự đoán, bạn có thể tạm chấp nhận giả thuyết của mình là chưa sai (Và viết nghiên cứu! Và công bố kết quả trên một tạp chí khoa học! Hoặc đi công bố sự thông minh của mình cho tất cả mọi người bạn biết!). Còn nếu sự thật không như là giả thuyết, bạn quay lại bước 1 với một giả thuyết khác.

Khi ông Newton quan sát táo rơi, ông đặt ra một giả thuyết về lực vạn vật hấp dẫn (được biểu diễn với một công thức toán học F = Gm1m2/r^2). Ổng thử dùng lý thuyết này để đoán trước chuyển động của các hành tinh quanh mặt trời: thí dụ, vào lúc này, theo lý thuyết của tôi, Hỏa tinh sẽ ở đâu, tốc độ ra sao. Sau khi viết ra nhiều dự đoán như thế với nhiều giá trị m1, m2, r khác nhau (các hành tinh khác nhau), ông quan sát thử xem dự đoán của mình có đúng không. Hóa ra là đoán trúng! Newton mừng rỡ, đem viết những dự đoán và quan sát của mình thành một quyển sách và đem xuất bản. Và cái giả thuyết của ông được người ta kiểm chứng nhiều lần, biến thành “định luật” vạn vật hấp dẫn. (Ấy là cho đến khi người ta thấy định luật đó không đúng với những vật rất khổng lồ và ở tốc độ rất cao, và Einstein tìm ra một giả thuyết tốt hơn để giải thích những hiện tượng này).

 

Hai khái niệm rất đơn giản. Nhưng để thuần thục áp dụng chúng, chúng ta phải học.

 

Vậy, tại sao trong nhiều thứ kĩ năng trên đời, chúng ta lại dạy những kĩ năng này?

Cá nhân tôi nghĩ trọng tâm của giáo dục trong trường học vẫn phải thiên về hàn lâm. Các kĩ năng sống như  là vô cùng quan trọng, nhưng cuộc sống thay đổi vô cùng nhanh chóng và phức tạp hơn những gì trong khuôn khổ nhà trường có thể dạy hết được. Cách tốt nhất để học kĩ năng sống đó là va chạm và trải nghiệm chứ không phải học ở trường. Chính kĩ năng học các kĩ năng khác mà không có ai dạy bảo, từ trải nghiệm của bản thân, cũng là một kĩ năng quan trọng.

Vậy nên ở đây chúng ta tập trung vào những kĩ năng về mặt kiến thức.

 

Quay lại phép so sánh về cá, thì dạy kĩ năng tham khảo cũng giống như cho một người đói một chiếc cần câu và dạy người ta câu cá.

Dĩ nhiên lúc đầu, khi người đó còn đang học câu cá, bạn vẫn phải cho vài con cá để ăn hàng ngày. Nhưng khi đã thành thạo rồi, người đó muốn câu loại cá gì cũng được: thích chép thì câu chép, thích rô thì câu rô,… Thậm, chí những người thực sự thích, muốn ra biển câu cá thu hay lên núi câu cá hồi thì cũng dễ dàng học câu những loại cá đó hơn. Và quan trọng hơn nữa, người đó sẽ không bao giờ đói nữa.

Có nghĩa là học sinh chỉ cần học một số kiến thức nền tảng, sau đó nên tập trung vào tự tìm tòi, nghiên cứu và trình bày những gì mình tìm hiểu được một các thuyết phục và có khoa học.

Kĩ năng tham khảo và phương pháp khoa học có sự liên quan mật thiết đến nhau. Anh phải hiểu được người ta nghiên cứu khoa học như thế nào thì mới có thể hiểu được những báo cáo khoa học mà mình đang tham khảo. Phải từng thử trải qua từng bước của phương pháp khoa học kia thì mới hiểu được các nhà khoa học có bỏ qua điều gì không (thường là có. Đây là chuyện thường ngày ở huyện). Ngược lại, anh không thế làm khoa học mà không tham khảo người khác.

 

Một người biết 2 kĩ năng này thật sự có thể học, học nữa, học mãi. Học những gì mình thực sự thích, học ra ngoài sách giáo khoa, ra ngoài kiến thức của giáo viên.

Nếu cứ tiếp tục dạy theo cách đổ kiến thức từ trên xuống, không khuyến khích học sinh tự tham khảo và nghiên cứu, chúng ta sẽ lại tạo ra những thế hệ con người thụ động, không có động lực, thậm chí là chán ghét kiến thức do bị bội thực.

Còn khi kiến thức là do chính mình thu thập lại, xây dựng từ nhiều nguồn thông tin đa dạng, thậm chí trái chiều thành một thế giới quan của riêng mình thì chúng ta mới có thể có một sự thấu hiểu sâu sắc. Phải như thế ta mới xây dựng được đam mê trong việc học tập, và sự khát khao tìm tòi cái mới, tìm tòi câu trả lời cho những điều chưa hiểu.

 

Không chỉ có học, người có 2 kĩ năng đó còn biết phân biệt được đâu là thông tin đáng tin, đâu là thông tin vô bổ. Người đó sẽ không bao giờ dễ dàng tin vào những thứ như “Bưởi có chất gây ung thư” hay “Trong bim bim, sữa có đỉa”. Khi những con người đó tranh luận với nhau, họ sẽ biết cách lấy dẫn chứng ở những nguồn đáng tin cậy chứ không chỉ dựa vào những ý niệm cá nhân chung chung, những tuyên bố không có căn cứ. Hơn nữa, khi đã trải qua quá trình tìm hiểu, sàng lọc qua những nguồn thông tin đói nghịch và trái chiều, con người ta sẽ hiểu được mọi vấn đề đều có nhều góc nhìn khác nhau, và sẽ dễ dung hòa với những người có ý kiến khác mình hơn. Nhìn chung, xã hội sẽ trở nên hiểu biết hơn, thông minh hơn, thấu hiểu hơn, tốt đẹp hơn.

Thứ hai, vì nền nghiên cứu và khoa học của Việt Nam quá kém. Chúng ta có nhiều Giáo sư, Tiến sĩ thuộc loại nhất Đông Nam Á, nhưng cả số lượng nghiên cứu được xuất bản lẫn chất lượng nghiên cứu (đo bằng số lần trích dẫn) đều thuộc loại tệ nhất trong khu vực và trên thế giới (thua cả Campuchia). Trong các bảng đánh giá về nghiên cứu khoa học, các trường đại học của Việt Nam cũng đều thường xuyên nằm trong tốp đội sổ. Chả trách mà các sản phẩm của Việt Nam không ngóc đầu lên được. Nếu không có nghiên cứu, không có R&D, làm sao chúng ta có thể sản xuất ra những mặt hàng tiêu dùng cho ra hồn? Kinh tế Việt Nam sẽ vẫn mãi chỉ luẩn quẩn với nông nghiệp, khai thác nguyên liệu thô và công nghiệp thủ công. Đương nhiên, một phần lớn của vấn đề ở đây là do cơ chế yếu kém, không khuyến khích nghiên cứu. Tuy nhiên, tôi trộm nghĩ việc không có một văn hóa nghiên cứu từ trường học cũng là một vấn đề lớn.

Tôi từng đi du học cấp III ở Singapore và bây giờ đang học đại học ở Mỹ. Ở cả 2 nơi, kĩ năng nghiên cứu và phương pháp khoa học được giảng dạy từ cấp II, và được rèn giũa trong suốt những năm cấp III và đại học. Hệ quả là rất nhiều học sinh tham gia vào nghiên cứu.

 

Kể cả những học sinh không nghiên cứu cũng có kĩ năng tìm hiểu về bất kì vấn đề nào và giải thích nó, hoặc sử dụng những điều mình vừa tìm hiểu được để một tự tạo ra một ý kiến của bản thân và bảo vệ nó.

 

Trong thời đại công nghệ, khi cần thông tin gì, bạn chỉ cần google, việc nhớ một mớ kiến thức đã trở nên kém quan trọng hơn nhiều so với khả năng tìm hiểu và xử lý thông tin.

 

Dĩ nhiên việc cải cách là không đơn giản. Không có một liều thuốc chữa bách bệnh nào cho một hệ thống có nhiều bất cập. Nhất là đối với những môn học kĩ năng, cần có sự đào tạo lại cho cả đội ngũ giáo viên, xây dựng một chương trình hợp lý và đầu tư cơ sở vật chất nhất định (khó có thể học kĩ phương pháp khoa học nếu không có điều kiện làm thí nghiệm). Không cần nói cũng phải hiểu, kèm với đó phải là việc giảm chương trình kiến thức “chay”. Nếu đưa vào một cách vội vã, không có chuẩn bị thấu đáo, những môn học kĩ năng sẽ chỉ trở thành thêm một gánh nặng nữa mà học sinh phải chịu.

 

Đọc thêm:

Tại sao nghiên cứu Viêt Nam yếu kém

Những vấn đề hay gặp khi học trung học tại Singapore

  1. Học tập:
  • Với những bạn lần đầu sang Sing, ngôn ngữ có thể là một rào cản rất lớn. Bạn có thể không quen giao tiếp bằng tiếng Anh mà chương trình giảng dạy rất chú trọng sự tương tác giữa giáo viên và học sinh. Hơn nữa, tiếng Anh Singapore (Singlish) mới đầu rất khó nghe. Trong lớp học, bạn có thể không hiểu giáo viên đang nói gì hoặc khi bạn phát biểu, hỏi câu hỏi, giáo viên cũng không hiểu bạn.
    Mỗi người có một khoảng thời gian khác nhau để khắc phục vấn đề này (bằng cách chăm chỉ học tiếng Anh, chịu khó giao tiếp với người Singapore), nếu ít thì có thể chỉ là 1, 2 tháng còn nếu nhiều có thể là vài tháng hoặc một năm.
  • Ở Việt Nam, bạn có thể học thêm, chỉ phải học giỏi các môn chính, các môn khác có thể học thuộc lòng. Ở Singapore, nói chung bạn ít có cơ hội học thêm hơn (vì tốn kém hơn, vì đi lại khó khăn hơn, vì bạn bè xung quanh không phải ai cũng đi học thêm) và phải tự học tất cả các môn. Bạn khó có thể học vẹt một lượng kiến thức rất lớn, và hơn nữa các câu hỏi trong các bài thi thường đòi hỏi bạn hiểu vấn đề một cách sâu sắc chứ không chỉ là học thuộc.
    Gian lận trong thi cử tất nhiên là 1 điều tuyệt đối cấm kị và bạn sẽ chỉ có 1 cách duy nhất là học, kể cả các môn bạn không thích hay vẫn thường coi là phụ như: Lí, Hóa, Sinh, Sử, Địa…
    Thực sự không có cách nào dễ dàng để giải quyết vấn đề này. Bạn chỉ có cách học hành chăm chỉ và một cách khoa học.
  • Song song với việc học, rất nhiều du học sinh cũng tham gia vào các câu lạc bộ của trường, gọi là CCA (co-curricular activities), hoặc các công việc tình nguyện, gọi là CIP (community involvement program). CCA/ CIP là các sân chơi để bạn làm quen tốt hơn với đời sống và con người ở Singapore, tuy nhiên những việc này sẽ tiêu tốn rất nhiều thời gian của các bạn. Nhiều lúc các bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và không thể tập trung học tập vì CCA. Thực ra bảng điểm luôn đóng một vai trò rất quan trọng. Các trường đại học tốt nhất luôn chọn những học sinh có bảng điểm xuất sắc nhất trước khi quan tâm đến những thứ như CCA hay CIP. Cho nên, hãy biết quản lí quỹ thời gian của mình 1 cách hợp lý và đừng bê trễ việc học.
  1. CCA (co-curricular activities):
  • Một trong các vấn đề đầu tiên của CCA là chọn CCA nào. Có rất nhiều bạn lúc đầu chọn CCA vì có nhiều bạn bè Việt Nam trong đó, có nhiều người quen (mình lúc đầu cũng vậy). Tuy nhiên thời gian đầu, trường nào cũng có CCA carnival (ngày các CCA tự đứng ra giới thiệu về mình), ban nên thử đi xem, tìm hiểu về các CCA và chọn CCA bạn thực sự yêu thích hoặc thực sự có thế mạnh trong môn đó. Bạn cũng có thể thử một môn thể thao hay nhạc cụ mới! Tuy nhiên do vị trí trong mỗi CCA là có hạn, và thường bạn sẽ bắt đầu sang học lúc người ta đã chuẩn bị bước vào giai đoạn thi đấu rồi, nên không phải CCA nào cũng cho “lính mới” tham gia.
  • Khi vào CCA rồi, hãy cố gắng hòa nhập cùng mọi người trong CCA và cống hiến cho CCA. Việc này sẽ đem lại cho bạn rất nhiều lợi ích. Thứ nhất, bạn sẽ có thêm nhiều bạn bè mới, có thể là bạn bè thân. Rất nhiều người trong số bọn mình có bạn thân nhờ vào CCA. Thứ hai, khi làm việc trong CCA, bạn sẽ học được rất nhiều kĩ năng làm việc nhóm, khả năng lãnh đạo. Đừng nghĩ rằng cứ vào dance club bạn chỉ đi nhảy, vào sports club bạn chỉ đi chơi thể thao. Thứ ba, một ví trí lãnh đạo (leader/ EXCO) trong CCA sẽ làm đơn application vào đại học của bạn ấn tượng hơn rồi.
    Có nhiều người thích tham gia nhiều CCA, nhưng mình thì nghĩ bạn nên tập trung cho 1-2 hoạt động chính: cố gắng dành huy chương hoặc leo lên vị trí exco, sẽ giúp ích được nhiều cho hồ sơ hơn là tham gia nhiều mà hời hợt, và bạn cũng sẽ học được nhiều hơn.
  • Nhiều khi ở trong CCA của các trường trung học, độ cạnh tranh là rất cao, đặc biệt là ở các CCA đi thi đấu ở các cuộc thi toàn quốc dành cho các trường trung học (A division, SYF sẽ được giới thiệu ở các loạt bài sau). Ví dụ, sports team thường lúc đầu tuyển rất nhiều người nhưng sau đó có lẽ chỉ nửa đội đó được chọn đi thi đấu hoặc làm squad (đội hình thi đấu chính thức). Đôi khi bạn cảm thấy rất stressed, bỏ ra rất nhiều công sức để rồi nỗ lực của mình bị bỏ phí. Mình có hai số lời khuyên như sau. Thứ nhất là chọn CCA ở đúng sở trường của mình nếu bạn muốn có thành tích. Còn nếu bạn tham gia CCA để tìm hiểu, thử sức, thì hãy xác định trước là khi không đạt được kết quả gì thì cũng đừng quá thất vọng. Thứ hai là khi đã vào CCA, dù là CCA gì, cũng hãy cố gắng hết sức và làm việc/ luyện tập chăm chỉ. Luôn có phần thưởng xứng đáng dành cho người nào cố gắng.
  1. Social life
  • Một trong các vấn đề mà các du học sinh gặp phải là hay cảm thấy cô đơn vì văn hóa khác biệt, khó giao tiếp với người bản xứ, ngại giao tiếp, …
  • Hãy chịu khó kết bạn: các bạn học cùng lớp, các bạn trong cùng CCA. Bạn bè sẽ làm bạn cảm thấy bớt cô đơn, nhớ nhà. Các bạn bè người Singapore cũng sẽ giúp đỡ chúng ta rất nhiều thứ. Nhiều bạn Singapore rất thân thiện và là những người bạn tuyệt vời. <Editor: Khi mới sang, mình cũng cảm thấy khó hòa nhập vì nhiều lý do: phần nào đó vẫn có rào cản ngôn ngữ, ví dụ như accent tiếng Anh của người Việt làm các bạn Sing khó hiểu, và ngược lại; hoặc sự hài hước của người Sing với người Việt cũng khác nhau. Tuy nhiên, hãy tỏ ra hứng thú với việc tìm hiểu đồ ăn thức uống, phong tục tập quán, lịch sử của Singapore; và ngược lại, hãy chủ động giới thiệu về văn hóa của Việt Nam. Đừng cảm thấy ngại khi bạn cùng trường dường như ai cũng biết nhau rồi. Hãy xây dựng quan hệ sâu sắc với một vài người, dần dần bạn sẽ trở thành một “người trong cuộc”.>
  • Bạn cũng có thể nói chuyện với giáo viên. Nhiều giáo viên rất tốt và họ rất cảm thông với các vấn đề của du học sinh. Họ sẽ lắng nghe và chia sẻ, giúp đỡ bạn trong khả năng của họ.
  • Vậy nên, hãy cố gắng mở rộng mối quan hệ và chịu khó giao tiếp, bắt chuyện, tham gia vào các hoạt động xung quanh. Mối quan hệ bạn bè, giao tiếp xã hội sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong trải nghiệm du học của bạn ở Singapore.

Tác giả: Đỗ Thanh Tùng, National Junior College ‘13

Trau dồi Kỹ năng Đọc sách

Tuần này, Ban biên tập xin giới thiệu phần hỏi đáp với bạn Ngô Thái Sơn, Anglo Chinese School ’13 , về chủ đề trau dồi kỹ năng đọc sách.  Hoan nghênh các ý kiến phản biện và những chia sẻ về phương pháp đọc/viết của bạn đọc.

I. How to read actively?
1) Find what to read.
2) Know that there are different kinds of reading, reading for quick information, or reading for rumination, or any kind in between.
3) You are not reading for quantity,
But you are not reading for quality either.
4) A book, much like a Lego set, is a thing for you to exercise your own thoughts.
You first assemble the little bricks according to a manual. Then you get bored, and maybe you will want to reassemble the same bricks and blocks and little people into something else.
A simple building can turn into a dragon.
5) Sometimes, you need to read a book a couple of times. Each time gives new meaning, new identifications, new connections with things in-the-book and not-in-the-book. The prior comprises comprehension, the latter invites intertextuality.
6) Make no mistake: even reading is a craft that needs to be refined and developed.
6.2) As such, do not rush reading. Do not read something in a day because your friend finished it last week.
7) Write. My most bookish friend, though giving the impression that he has it all categorized in his encyclopedic brain, writes often- but in secret, and in secret his understanding and vision of peoples and histories expand.
7.5) I mean, who wouldn’t want to create, after drawing inspirations from good creations?
8) Read the good stuff.
9) Do not underestimate the classics. They have withstood the tests of time.
10) Do not overestimate the classics. Ignore what the reviewers have to say.
11) Ignore what the reviewers have to say. Reviews are a thing of the past. You are the present.
12) Ignore what the reviewers have to say. You like basketball because you saw Jordan dribbling and shooting and dunking on people, not because you have read about his dribbling and shooting and dunking on people in sports journals.
13) Talk. Talk about what you found out, with other people, to other people.

II. Chia sẻ về vai trò của tủ sách (Book Collection):

Tui có ấn tượng khá mạnh với khái niệm tủ sách của Umberto Eco. Chuyện là thế này: nhà Mr. Eco như một cái thư viện, có mấy chục nghìn quyển sách. Thành ra có khách đến nhìn thấy mới hỏi “Eco, thầy đọc hết bằng này sách rồi sao?” Vấn đề ở đây là vị khách nếu ngồi tính ra thì có thể thấy là đống sách này không thể đọc hết trong một đời người được. Vậy tại sao lại trữ bằng đấy sách để làm gì?
Có hai lí do. Thứ nhất là, tủ sách là để tra cứu tìm hiểu, không phải để các bạn học thuộc từng quyển- chẳng nhẽ đọc hết và nắm bắt đc nội dung một quyển sách xong lại đem đốt nó đi? Giống như là khi viết một bài báo, hay viết truyện, hay viết tiểu luận, ta không thể đoán trước được mình sẽ cần chính xác nhưng thông tin gì, khi ta đọc sách & trau dồi kiến thức và suy nghĩ, ta cũng không biết được chính xác nên đọc cái gì, đọc từ những ai. Lí do thứ hai thực ra thì là một cách nói thơ mộng hơn cho lí do thứ nhất: tủ sách là ẩn dụ cho tri thức, nó quá lớn để ta có thể biết được hết, nhưng sách thì vẫn ở trước mắt ta, cũng giống như việc ta luôn luôn phải sống trong sự không-biết-hết-mọi-thứ-đang-xảy-ra. i.e. Learn to live with uncertainty. (Thực ra cũng là một cách để tự an ủi mỗi lần tha về vài cuốn, mua không phải để đọc cho bằng hết! )

 III. Viết luận tiếng Anh hay?

Viết nhiều đọc nhiều, không có đường tắt cho cái này. Dĩ nhiên người nào có khả năng hay có duyên thì viết sẽ hay hơn.

Theo như kinh nghiệm của mình thì có những bạn văn tiếng Việt hay, lắm ý tưởng lúc viết sang tiếng Anh cũng sẽ rất thú vị – nên có lẽ cũng không nhất thiết phải là đọc tiếng Anh. Đọc và ngẫm nghĩ, đừng đọc máy móc, đọc để nhặt chữ nhặt ý của người khác- đọc cho mình, và đừng đọc vì một mục đích nhỏ hơn.

Nếu bạn đang hỏi viết để cho personal essay để app vào đại học thì, hừm, mình luôn luôn nghĩ là viết hay không bằng sống hay. Nếu cuộc sống có nhiều điều thú vị, có những câu chuyện vượt qua thử thách hay, hoặc bạn có một cách sống, một cách nhìn thế giới riêng cho mình thì thường việc chuyển nó thành văn không quá khó.

Nói chung là cũng cần thời gian chuẩn bị và trau chuốt, nhưng chẳng có một công thức nào chung cho tất cả mọi người cả. Hãy nhìn những nhà văn, nhà báo, thói quen của họ rất khác nhau – chẳng hạn có những người viết phải plan từng câu từng chữ, lại có những người lại viết không cần nghĩ, tuôn ra hàng tấn những bản nháp mà có lẽ sẽ không bao giờ được đến tay người đọc.

Ừm… nhưng mà từ kinh nghiệm bản thân mình thì đừng mất nhiều thời gian nghĩ ngợi về mấy cái viết lách này. Nếu đồng chí nào học toán thì cứ học toán tiếp đi, viết lách trau chuốt hợp lí là được, nếu viết lách làm khổ mình quá thì không việc gì phải dứt hết những thứ mình đang làm ra để sửa thêm câu này câu kia, không ăn thua đâu.

Còn một loại “luận” nữa chưa đề cập đó là nonfiction. Cãi nhau thì… suy nghĩ logic trước, sau đó học cách lập luận, xây dựng thesis- đọc nhiều nonfic sẽ giúp khá nhiều, đi cãi nhau với người này người kia cũng giúp tương đối. Nói chung là suy nghĩ logic và xây dựng kiến thức tổng quát về thế giới: lịch sử, xã hội, kinh tế, văn hóa, etc.

* Một vài gợi ý về sách nên đọc của Sơn:

– Reading Like a Writer: A Guide for People who Love Books and for Those Who Want to Write Them – Francine Prose
– The Elements of Style – sách gối đầu giường của các anh viết văn ở Mỹ, nhưng mình nghĩ là cũng tùy thôi, cũng chỉ là kiểu thỉnh thoảng giờ ra vài trang xem thế nào
– Loads and loads of stories and novels of all lengths and genres. I think David Foster Wallace is a freaking genius (try his Consider the Lobster & other essays/ The Pale King/ Infinite Jest), and Gunter Grass (well, more like English translations of Gunter Grass) writes crazy prose. There are many others too, get a taste from some of them- and do it out of your own interest. If you don’t like someone, don’t force yourself to read him til the end.
– Mình nghĩ là biết một chút triết học sẽ tốt. Đọc một số quyển classic như là History of Western Philosophy – Bertrand Russell, hoặc có thể đọc truyện tranh về philosophy.

Mọi ý kiến đóng góp xin được gửi vào phần Comment dưới đây.

Tổng hợp: Tống Hiền Chi, NJC’14, Yale ’18.

ASEAN – nên hay không nên?

Quyết định đi du học trung học tại Singapore đã được bàn luận nhiều tại bài viết gây tranh cãi và bài phản biện. Kết quả thi ASEAN năm 2014 vừa được công bố, và khi các em học sinh 14, 15 tuổi phải đưa ra quyết định về bốn năm tiếp theo của cuộc đời mình trước ngày 29/9/2014, ban biên tập xin đưa ra bài phân tích ngắn về cái được và mất của việc đi du học Singapore.

Bài viết được đóng góp bởi Tống Hiền Chi, học sinh Học bổng ASTAR tại National Junior College khoá 2014, và hiện tại đang học tại Yale University khoá 2018.

Có rất nhiều cựu du học sinh tại Singapore sẽ khuyên các em nên đi để “mở mang đầu óc.” Việc được trao học bổng ASEAN là một cơ hội quý báu, nhiều gia đình tốn nhiều công sức và tiền của để có hồ sơ mà học sinh vẫn không thi đỗ. Như cách nói hài hước của Lê Nguyệt Anh, NUSH’13, “Nếu sợ bị lỡ 2,3 năm học mà không đi, hay sợ không thích nghi được với nhịp sống tại Singapore thì… chúc may mắn. Nói chung là phải bước ra khỏi vùng an toàn (step out comfort zone) thì mới học hỏi và trưởng thành được. ” Theo Tú Anh, NUSH’14, thì “cái chính là bạn được phát triển tính cách và rèn luyện bản thân ở bên này rất nhiều. Nếu nói về mặt CLB thì ở đây còn nhiều và đa dạng hơn VN. Về mặt bạn bè thì cứ cởi mở là sẽ hòa đồng được thôi; ở đâu cũng sẽ tìm được bạn, miễn là bạn cố gắng”.

Tuy nhiên, tính cạnh tranh của học bổng này không phải là yếu tố quan trọng nhất – không phải những thứ nhiều người khác muốn đều là tốt nhất cho mỗi người. Luồng ý kiến về những lí do không nên đi Singapore cho thấy một bộ phận không nhỏ những du học sinh Singapore cảm thấy không hài lòng về trải nghiệm của mình, và không phải ai được học bổng cũng có tương lai trải hoa hồng.

Việc sau khi đi Singapore sẽ vào đại học chậm hơn 2 năm so với bạn bè cùng trang lứa là một vấn đề lớn. Như bạn Đỗ Thanh Tùng, Nanyang Technology University khoá 2017, “10 năm từ lúc 20 đến 30 tuổi là thời gian tự do. Nếu đi Sing bị mất 2 năm do học chậm, và nếu lên đại học ở Sing, cộng với 3 năm làm việc tại Singapore do ký hợp đồng hỗ trợ chi phí đại học, vậy là đã mất 9 năm của tuối 20. Trong khoảng thời gian đó, 1 người đã có thể đi nhiều nơi khác, học cao lên, về việt nam làm nhg gì mình thích.  Hơn nữa, học sinh học bổng ASEAN có thể bị phân vào trường cấp 3 với chất lượng trung bình khá, giáo viên ko phải lúc nào cũng là những người giỏi nhất. Học sinh ASEAN ko vào đc Integrated Program (chương trình học nối liền từ O level lên A level) lại còn phải thi O level, thi nhiều, nhiều áp lực nên khổ lắm”. 

Có những ý kiến khác thì cho rằng “Tuỳ thuộc nguyện vọng, sở thích, kinh tế gia đình và mục tiêu đại học, ngành học mà các bạn quyết định nên đi hay ko.”, hoặc ” muốn học đại học ở Singapore thì luôn cũng được, còn muốn đi Mỹ/Anh/Úc thì nên ở VN”, hay “tùy bạn í muốn học và sống trong môi trường như thế nào, sẵn sàng đi du học bây h chưa, nhu cầu về vn thăm nhà nhiều hay ít”.

Vậy còn những mặt tốt của việc du học Singapore? Thày Hoài Chung (National Junior College ’04, Williams College ’09 cho rằng ” Điểm tốt là đỡ phải đi học thêm, và được tham gia hoạt động tài năng và thiện nguyện tổ chức bài bản.”

Mình không phủ nhận những mặt trái của du học Singapore. Thường thì chỉ có những tấm gương thành công ở Singapore được mọi người biết đến, và những câu chuyện của những học sinh bình thường khác sẽ không lên báo để cho các bạn nhìn thấy một bức tranh toàn cảnh về du học tại đảo quốc sư tử. Đó cũng là lí do mình tổng hợp bài viết này, vì nếu chỉ có ý kiến cá nhân của mình, thì bạn cũng đoán được, với sự biết ơn của mình cho 4 năm tại Singapore, mình nghiêng về phía nào.

Điều mình thấy sai lầm trong tất cả những ý kiến trên là sự giả định rằng “thành công” nghĩa là sau 4 năm tại Singapore, bạn nộp đơn thành công đi Mỹ. Singapore KHÔNG phải là bước đệm của bạn đến các nước khác. Nếu 4 năm trung học chỉ có một mục đích là nộp đơn vào đại học, thì bạn sẽ đánh mất rất nhiều thứ. Singapore sẽ là nơi cho bạn những cơ hội ngoại khoá, tình nguyện, nơi rèn luyện sự trưởng thành, kỹ năng hoà nhập vào cộng đồng mới, và nhiều điều bổ ích khác. Singapore không phải là lò luyện đi Mỹ, vì vậy đừng nghĩ rằng được học bổng ASTAR là tấm vé đến đất nước của tượng nữ thần tự do.

Việc chậm 2 năm so với các bạn cùng tuổi khi vào đại học là một vấn đề lớn – bản thân mình cũng đã rất nhiều lần day dứt về vấn đề này. Có thể là mình đã học được cách hài lòng với những gì mình có, nhưng hiện giờ mình thấy vào đại học chậm hơn những bạn khác 2 năm không phải là vấn đề quá lớn. Mình không cần luôn luôn “hơn” những người bằng tuổi mình. Thành công đến muộn cũng vẫn là thành công. Việc lớn hơn 2 tuổi so với bạn cùng năm còn có thể cho bạn một lợi thế về độ trưởng thành trong suy nghĩ (dù đối với con gái thì sẽ có thêm khó khăn cho việc tìm chồng khi mà phần lớn bạn học trẻ hơn 2 tuổi).  Hơn nữa, bạn không “mất” 2 năm, mà có thêm thời gian để sống thêm ở giai đoạn trung học, và có 8 tháng từ sau khi thi A level để làm những gì bạn thích. Đây là cơ hội quý giá để khám phá mọi thứ mà không phải ai cũng làm được.

Tuy nhiên mình cũng hiểu rõ rằng, không phải mọi cơ hội tốt nhất ở Singapore đều có thể nắm bắt được, nhiều khi chỉ vì bạn không phải là người dân nước họ. Việc phân biệt đối xử không phải là không có. Nhịp sống nhanh, khối lượng bài tập và công việc lớn, cộng với thiếu thốn sự chăm sóc của bố mẹ, dẫn đến một sự thật rằng không phải ai cũng có những trải nghiệm tốt đẹp tại Singapore.

Nếu bạn ký học bổng ASEAN/ASTAR, hãy sang Singapore với một nguồn năng lượng không bao giờ cạn để đương đầu mọi thử thách với tinh thần ham học hỏi, và trân trọng những gì bạn có. Chúc các bạn một ngày sẽ coi Singapore là ngôi nhà thứ hai, và luôn hài lòng với sự lựa chọn của mình.

P.S. Có một series tại đây về việc du học ở Singapore mà mình rất tâm đắc, các bạn có thể tham khảo.

HOW TO GET A’s FOR A’s?

Darcy Dang’s article is a worthy read. But since y’all are busy studying (right? right?), here’s an exclusive, tl;dr version.

Warning: contains loads of profanities, might sound condescending. Well advice is supposed to sound condescending, isn’t it?

 

For J1s:

  1. Start early, do work. You don’t *have* to go to lectures if you end up sleeping in them anyway, but set aside time every weekday at least to study. Emphasis (again) on “every”. Make studying a habit.
  2. Organise your shits. Get a concertina file to keep day-to-day stuffs (e.g handouts that you are still using, worksheets to be handed in,…) and a few D-ring files to archive the older stuffs by subjects.
  3. Scholars. If you can tank, don’t take naps. Don’t go back to boarding halfway through the day. Stay in the library, squeeze out a few productive hours, nap 20 mins on the table if you need to. You have more energy than you think you do. Then go to bed early at night. I find that much more efficient than trying to stay up late to study, in your room, with a soft, comfy bed. And Facebook.

 

For J2s:

  1. If you haven’t started… Whoa, a bit late now eh? But no worries (actually, worry a little bit). It can be done – it has been done. But you have to work hard and ask questions and not afraid to admit that you know jackshit.
  2. Study in groups. Preferably with people who have the same subject combis so you can ask questions and cross-check stuffs. Seriously, the answer keys they give out are sometimes a)wrong b)dense as fuck; and when you are tired, it always helps to have  a few other people to help figure out “Why issit D and not A??? I’m sure it’s A!!!”. Preferably have a few hardcore muggers in your group, so you’ll feel guilty and inadequate if you slack off too much.
  3. Try not to feel inadequate all the time though. That shit’s unhealthy yo. Go out once twice a week! Blow off some steam! Have a quiet day at the beach, have a busy day at USS, whatever. There will always be people who appear more intelligent and well-prepared than you (true in A-levels and true in life) and you need to accept that.
  4. Exercise! Mens sana in corpore sano and all that. But yeah it actually makes mugging much more effective. Trust me I was a Bio student.
  5. Timed drills. Don’t stop at reading notes and doing the revision questions. Do timed papers, do them soon, and do them often. Here’s a recommended progression: do past RJ prelims. Oh no jk you should have finished those already, before this year’s prelims. Ok for real now: do other schools’ current year’s prelims, start with like JJC and end with HCI or sth -> feel progressively shittier -> do past year A-levels in chronological order -> feel slightly less shitty -> you are ready.
  6. Keep your goal in mind. Remember why you are doing all this. Remember the past 4 years toiling away. It’s all for this one exam (well not really, but for our purpose, let’s think it is). Carpe fucking Diem.

 

Ok so that’s about it. 9 short(ish) tips to study for A-levels. Now get yo ass of Facebook and get working.

Nguyễn Hoàng Phong, Cornell University 2018

Kinh nghiệm ôn tập A-level

Kỳ 2: Kinh nghiệm chung

(Xem Kỳ 1: Những kiểu học thi cho A level tại đây)

A. Trước khi bắt đầu, có lẽ chúng ta cũng nên nhắc lại: A-level là gì?

Hiểu cơ bản, A-level, tên đầy đủ là Singapore-Cambridge General Certificate of Education “Advanced” Level, là một trong những hệ thống cho các trường JuniorCollege ở Singapore (ngoài ra còn có hệ thống IB và NUSH Diploma). Học sinh thường sẽ học trong vòng 2 năm, và cuối năm thứ hai thì sẽ tham gia kỳ thi Singapore-Cambridge GCE Advance Level Examination. Điểm A-level đánh theo thang điểm A đến E, với A là cao nhất và E là vừa đủ để pass, ngoài ra còn có S và U là điểm trượt. Nếu qua được kỳ thì này (Pass các môn H2 và General Paper – hiểu nôm na là một môn học kết hợp giữa tiếng Anh và xã hội học), bạn sẽ được cấp giấy chứng nhận A-level.

Đây có thể coi như là kết quả thi đại học của bạn, bởi bạn sẽ dùng điểm A-level này của mình để nộp đơn xin vào các trường đại học ở Singapore, và kể cả trong trường hợp bạn quyết định không học tiếp thì nhiều nhà tuyển dụng Singapore cũng có thể yêu cầu bạn bằng A-level.

Thông tin chi tiết về kỳ thi này có thể xem tại đây: http://www.seab.gov.sg/aLevel/aLevel.html

Ở mỗi trường junior college thì bạn sẽ có những lựa chọn môn học khác nhau, gọi là combination. Thường thì bạn sẽ bị yêu cầu chọn hai môn là General Paper và Project Work – môn học mà bạn sẽ phải làm việc theo nhóm và thiết kế một dự án theo yêu cầu của chương trình. Tại trường cấp ba mà mình theo học, học sinh cũng bị yêu cầu phải chọn một contrasting subject – ví dụ nếu bạn chọn một science combination thiên về các môn khoa học thì bạn cũng đồng thời phải chọn một môn xã hội, và ngược lại. Và tùy theo trường mà bạn sẽ không được phép chọn một số môn học cùng nhau – ví dụ như ở trường mình, bạn không thể chọn Physics và Biology trong cùng một combination.

Đối với mỗi môn học sẽ có những cách học khác nhau, trong bài viết này mình sẽ chỉ chia sẻ những kinh nghiệm chung cho tất cả các môn học. Đây là những trải nghiệm mình đúc kết được từ những thành công cũng như thất bại của mình.

B. Vài lời khuyên ngắn

  • Chọn combination theo khả năng của mình:

Đây là bước đầu tiên quyết định sự thành bại của bạn trong kỳ thi A-level. Thông thường bạn sẽ phải chọn combination của mình trước khi nhập học junior college. Tùy trường mà bạn có thể đổi combination nếu thấy cần thiết trong vòng khoảng một tháng kể từ khi nhập học. Cá biệt, có một trường hợp một bạn Singaporean mình biết quyết định đổi combination 6 tháng sau khi nhập học.

Câu hỏi thường gặp nhất có lẽ là “Chọn môn mình thích hay chọn môn mình giỏi?”

Sẽ là tuyệt vời nhất nếu môn bạn thích cũng đồng thời là môn bạn giỏi, nhưng giả sử đó lại là hai môn khác nhau thì sao?

Cá nhân mình sẽ khuyên bạn chọn môn bạn giỏi.

Thứ nhất, sau hai năm học bạn sẽ vẫn cần đến kết quả thi A-level. Bạn không chỉ cần “qua truông” nếu muốn xin học vào những trường đại học có tiếng như NUS, SMU, NTU, hoặc xin học bổng như Asean Scholarship, bạn cần một bảng điểm thật đẹp. Bởi vậy, rõ ràng so với việc chọn môn mình thích nhưng không có khả năng đạt điểm cao thì việc chọn môn bạn giỏi và đem lại cho bảng một bảng điểm straight As sẽ có lợi cho tương lai của bạn hơn rất nhiều.

Thứ hai là trong nhiều trường hợp, môn học bạn thích có thể chỉ là một sở thích nhất thời. Với những trường hợp chọn môn mình thích nhưng không giỏi, để có thể gặt hái kết quả tốt tại kỳ thi A-level, bạn cần phải nỗ lực gấp nhiều lần so với những người giỏi môn học đó. Điều này không chỉ đòi hỏi đam mê, mà đam mê đó còn phải liên tục và bền bỉ. Nếu bạn chọn một combination chỉ vì sở thích nhất thời, một khi sự thích thú ban đầu mất đi, liệu bạn có chắc bạn có động lực để cố gắng vượt qua những trở ngại? Hay bạn sẽ buông xuôi?

Cuối cùng, lời khuyên quan trọng nhất trong quá trình chọn combination là bạn cần phải biết môn học mình định chọn sẽ được dạy như thế nào. Bạn có thể mượn qua tài liệu của khóa trên để đọc qua và xem bạn có thể theo nổi hay không trước khi đưa ra quyết định.

  • Lưu giữ các tài liệu cẩn thận:

Điều này có thể nghe rất rất hiển nhiên, nhưng thực tế mình và một số bạn bè của mình đều không làm được. Trong năm học, khi mà bạn đang bận bù đầu bù cổ và thường xuyên cần mang tài liệu đến lớp học hay làm bài tập, việc bỏ thời gian ngồi xếp từng tài liệu một cách có hệ thống nghe có vẻ rất nhiêu khê và bất tiện. Tuy vậy, việc làm này lại giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức khi ôn tập. Việc sắp xếp một cách có hệ thống giúp bạn dễ dàng thấy được mối liên quan giữa các chương, các khái niệm hơn. Nó cũng giúp bạn dễ dàng nhận ra nếu bạn bị thiếu sót một tài liệu nào đó và có thể kịp thời bổ sung, tránh tình trạng đến lúc ôn thi mới cuống cuồng phát hiện ra thiếu mất tài liệu quan trọng. Khi đó chưa chắc bạn đã có thời gian để bổ sung lại, và mọi người thì cũng sẽ hạn chế cho mượn tài liệu lâu dài hơn vì ai cũng cần ôn thi.

Editor: Theo kinh nghiệm cá nhân của mình, trong năm nên có một cái concertina file (nhiều ngăn, mỗi ngăn 1 môn) để cất notes, worksheets hay phải rút ra rút vào. Thêm nữa nên có vài cái D-ring files cho từng môn. Khi nào dùng xong notes & worksheet thì cất vào D-ring files theo kiểu archive, đúng trình tự thời gian để phục vụ ôn tập.

  • Lập bản tóm tắt:

Sau mỗi một chương, nếu có thể, bạn nên lập một bản tóm tắt những kiến thức được dạy trong chương đó. Đó có thể là một danh mục dài với chi chít gạch đầu dòng, hoặc là một sơ đồ – bất cứ thứ gì bạn nghĩ có thể giúp bạn tóm gọn những khái niệm đã học một cách trọn vẹn và dễ nhìn nhất. Việc tổng hợp này sẽ giúp bạn có cái nhìn khái quát hơn về những gì đã học, và biết đâu bạn sẽ nhìn ra được những mối liên quan giữa các khái niệm mà lúc học bạn không nhận ra? Đây cũng sẽ là một công cụ hữu dụng khi bạn ôn thi, bởi bạn có thể tiết kiệm được kha khá thời gian khi học bằng bản tóm tắt này, thay vì phải ngồi nhồi nhét cả đống tài liệu bạn học trong một học kỳ. Bản tóm tắt với những mối quan hệ và định nghĩa ngắn gọn, rõ ràng cũng sẽ dễ nhớ hơn những kiến thức nằm rải rác trong những tập tài liệu của bạn nữa.

Thêm vào đó, quá trình ngồi tổng hợp kiến thức để làm bản tóm tắt cũng là một cách giúp bạn thường xuyên ôn lại những gì mình đã học. Sau mỗi chương, bạn cũng có thể xem lại và chỉnh sửa, thêm thắt vào bản tóm tắt những chương trước nếu thấy cần thiết. Việc này giúp bản tóm tắt của bạn hoàn thiện hơn.

  • Quyết định học theo nhóm hay học một mình:

Mình không có lời khuyên nào cho việc học theo nhóm hay học một mình, bởi đây là tùy cách học của từng cá nhân. Điều quan trọng là cách học của bạn phải mang lại khả năng tập trung tốt nhất. Nếu bạn là tuýp người chỉ có thể tập trung khi học một mình thì tốt nhất là bạn nên tránh xa những lời rủ rê học nhóm của bạn bè. Ngược lại, nếu bạn cảm thấy học nhóm hiệu quả hơn thì hãy tìm những người bạn cùng chí hướng để lập thành một nhóm học. Một số người có thể phản đối việc học nhóm vì cho rằng mọi người trong nhóm sẽ dễ sa đà vào việc nói chuyện, chơi đùa hơn là học, nhất là với các cặp đôi hoặc nhóm bạn thân thiết. Trên thực tế việc này tùy vào quyết tâm của cả nhóm mà thôi. Nếu cần, các bạn có thể đưa ra thỏa thuận trước với nhau, hoặc làm bài theo cách tính giờ để không ai có thời gian lơ đễnh được.Trừ Project Work là môn học bắt buộc phải làm nhóm, môn học còn lại mà cá nhân mình khuyến khích học theo nhóm là General Paper. Trong một nhóm, các bạn sẽ cần trao đổi với nhau về quan điểm của mình, bảo vệ quan điểm đó bằng những lập luận và dẫn chứng. Dần dần, bạn sẽ luyện được kỹ năng tranh luận một cách thuyết phục, cũng như học được những dẫn chứng thú vị và những quan điểm trái chiều mà có thể bạn hoàn toàn không nghĩ đến. Những điều này sẽ giúp ích rất lớn cho bạn nếu muốn đạt điểm cao trong môn General Paper này.

*Editor’s note: cá nhân mình thấy càng gần ngày thi việc học nhóm càng hiệu quả. Đến lúc đó thì chắc cũng chẳng còn mấy ai có tâm lý mà tán chuyện nữa, ngược lại còn có thể giúp nhau push để làm thêm đề – việc rất cần thiết vì làm đề rất mệt mỏi – và có thêm người để giải thích đáp án – vì nhiều khi đáp án người ta cho rất cụt ngủn trong khi câu hỏi thì vặn vẹo quái dị, có khi nghĩ mãi mới hiểu ra lập luận đằng sau đáp án đã cho.

  • Tập viết:

Ý mình là tập viết nhanh mà vẫn rõ ràng. Nên nhớ, bạn không có cả ngày để hoàn thành bài thi – với mỗi bài luận chẳng hạn, bạn chỉ có 45 phút. Bạn cần phải học cách truyền tải hết ý tưởng của mình trong thời gian quy định. Bạn không thể chủ quan, cho rằng có ý tưởng thì kiểu gì mình cũng sẽ viết xong, bởi nhiều trường hợp mình từng biết đã từng fail những kỳ thi trong trường do viết quá chậm, không kịp hoàn thành bài thi dù khi trao đổi trên lớp họ là những cá nhân xuất sắc. Thêm vào đó, bạn cũng cần hiểu rằng bài thi của bạn không cần phải hoàn hảo, chỉ cần đủ xuất sắc đối với một bài thi làm trong thời gian quy định. Điều đó có nghĩa là bạn có thể lược bỏ một số ý không cần thiết hay thu gọn phần diễn giải của mình, miễn sao đủ ý, thay vì đi vào từng chi tiết như trong tài liệu.

Mặt khác, bạn cũng cần đảm bảo chữ viết của bạn vẫn rõ ràng, dễ đọc. Như giáo viên mình thường nói: “Các em hãy tưởng tượng mình là vị giám khảo chấm bài cho các em. Lớn tuổi, ngồi trong căn phòng lạnh giữa đêm đông, mắt mỏi mệt vì đã chấm hàng trăm bài thi khác. Một bài thi lem nhem, chữ viết xấu khiến em không đọc được tất sẽ làm em khó chịu, và có lẽ em sẽ chẳng đủ kiên nhẫn và thương xót mà châm chước cho em học sinh đó. Em không biết những học sinh đó để có thể nghĩ: “Ah, em này ngày thường rất nỗ lực, mình nên cho em ấy cơ hội”. Đôi khi, sự khác biệt giữa đỗ và trượt chỉ đơn giản là người chấm bài có đọc nổi chữ em không mà thôi.”

Để tập viết, có lẽ không có cách nào hiệu quả hơn làm bài bấm thời gian. Cách này giúp bạn nắm được tốc độ của bạn, độ rõ ràng trong chữ viết của bạn khi phải viết nhanh, cũng như có khái niệm thời gian làm bài của bạn dài bao lâu để từ đó có sự điều chỉnh hợp lý.

  • Không nên lôi hết đề thi những năm trước ra làm quá sớm:

Một việc mình thấy một số bạn bè của mình làm, đó là sau khi học hết một chương, họ sẽ lôi đề thi của năm trước ra làm thử xem có thể làm được không.

Bản thân việc ôn tập như vậy không xấu – thậm chí tốt là đằng khác. Tuy nhiên, số lượng đề thi, nhất là những đề thi gần với tiêu chuẩn và format của A-level thì không nhiều. Đặc biệt, một số môn thi như Physics mới đổi format trong khoảng 2, 3 năm gần đây, đồng nghĩa với việc đề thi tương tự như đề thi năm nay của bạn khá hiếm. Nếu bạn làm hết những đề thi này từ quá sớm, khi gần sát đến kỳ thi và bạn cần thử sức một cách toàn diện, bạn sẽ không còn đề thi nào mới để xem khả năng của bạn đến đâu nữa. Việc làm những đề thi không giống với format của đề thi A-level vào lúc này có thể ảnh hưởng đến đánh giá của bạn, khiến bạn khó nhận ra những thiếu sót của bản thân, nhất là về căn thời gian hoặc cách làm một dạng bài nhất định.

Bởi vậy, nếu bạn muốn ôn tập cho từng chương, bạn có thể thử những bài tập trong sách. Ten Year Series là một nguồn khá hữu dụng, nhất là với các môn tự nhiên bởi nó có tổng hợp bài tập riêng cho từng chương. Nếu cần thiết, bạn cũng có thể thử đề thi, nhưng hãy lấy đề thi cũ, khoảng hơn 5 năm.

Điều cuối cùng và quan trọng nhất có lẽ là sự quyết tâm. Ngay cả với những người giỏi nhất, việc học cho A-level cũng là một công việc nặng nhọc và mệt mỏi (và có phần đau đớn nữa). Cá nhân mình vượt qua được một phần nhờ bạn bè xung quanh mình động viên, và một phần vì mình luôn tự nhủ: “Mình đã đi được đến đây, không lẽ bây giờ mình lại bỏ cuộc?”. Nếu bạn cảm thấy không thể cố gắng được, hãy nghĩ đến lúc bạn nhận lại kết quả A-level của mình. Ngọt ngào trong chiến thắng, hay cay đắng trong thất bại – tất cả là tùy thuộc vào bạn.

Đặng Hoài Thu, Raffles Junior College ’13 và Mount Holyoke College ’18

Updated September 2014

*

Ghi chú: Không phải trường JC nào cũng bắt buộc học sinh phải chọn môn như thế này, tuy nhiên nhiều trường đại học có các yêu cầu cụ thể khác nhau về môn học A-level theo từng ngành học, bạn cần xác định trước mình muốn học ngành gì để chuẩn bị & thi As cho đúng những môn cần thiết. Hầu hết các ngành đều yêu cầu Toán, các ngành khoa học đều yêu cầu Hóa

Với mỗi môn học, có vài “cấp độ” khác nhau:

-H2: là standard đối với các môn Content-based như Math, Chem, Bio, Physics, Geo, His,…

-H1: các môn Content-based nhưng ít nội dung hơn, chỉ bằng khoảng một nửa chương trình H2; dĩ nhiên là sẽ không được đánh giá cao bằng so với khi bạn học H2.

-H3: chương trình nâng cao, chỉ có tác dụng làm đẹp hồ sơ trong trường hợp apply vào những khóa học vô cùng cạnh tranh. Thường bao gồm cả research và bài thi cuối năm.

Trường hợp đặc biệt: General Paper được tính là một môn H1, và là môn bắt buộc, trừ khi bạn chọn học H2 KI (Knowledge & Inquiry – một môn hơi giống triết học)

Thông thường, các học sinh ở Sing sẽ học 4 môn H2 và 1 môn GP. Một số ít học 3H2, KI và một môn Content-based H1.

Các bạn cũng nên xác định trước thiên hướng của mình để chọn môn phù hợp với việc apply đại học sau này. Nếu chưa rõ ràng thì Toán & Hóa là hai môn khá hữu dụng đối với việc học uni ở Sing.

Việc làm đề nghiêm túc, từ đầu chí cuối, có bấm giờ, không giở sách,… là vô cùng quan trọng và hiệu quả. Các bạn nên luyện tập bằng đề prelims gần năm thi (vd nếu thi A-level năm 2015 thì làm đề prelims 2013-2015) của các trường khác trước trong quá trình ôn tập. Sau khi cảm thấy tự tin về kiến thức rồi thì nên làm 2-3 đề A-levels các năm gần nhất để luyện thời gian, tâm lý. Cái này tùy người nhưng mình nghĩ nên bắt đầu ôn tập từ khoảng 5 tháng trước khi thi và dành khoảng 1 tháng làm đề bấm giờ liên tục, gần như ngày nào cũng làm ít nhất 1 đề.

Editor: Nguyễn Hoàng Phong, Cornell University 2018